Trụ điện bị nghiêng nguy hiểm
Ngày 9.2, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban kế hoạch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1365 ngày 15.1.2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ.Theo kế hoạch, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền nghị quyết; thu hồi con dấu cũ và làm con dấu mới; thay đổi bảng tên, biển hiệu; điều chỉnh hồ sơ điện tử, hệ thống cho phù hợp với các đơn vị mới; sắp xếp, tổ chức bộ máy TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ và các cơ quan ngành dọc khác trên địa bàn; tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 1365.Rà soát, chuyển tên thôn thành khu phố theo quy định; chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính theo nghị quyết; cập nhật cơ sở dữ liệu dân cư và hồ sơ điện tử có liên quan; chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành của Bộ TN-MT; điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026…UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo để xem xét, giải quyết; đồng thời tham mưu tỉnh thực hiện chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, xã và các nội dung khác có liên quan đối với các đơn vị hành chính mới thành lập.Trước đó, từ năm 2020, Phú Mỹ đã được công nhận là đô thị loại III với 5 phường và 5 xã ngoại thị. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 xác định Phú Mỹ cần trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trước 2025, giữ vai trò trung tâm công nghiệp, cảng biển quốc tế, dịch vụ, du lịch...Ngày 25.6.2024, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII đã tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) và đa số đại biểu đã tán thành chủ trương thành lập các phường thuộc TX.Phú Mỹ và thành lập TP.Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Theo Nghị quyết số 1365, việc thành lập TP.Phú Mỹ trên cơ sở nguyên trạng diện tích, quy mô dân số và 10 đơn vị hành chính cấp xã của TX.Phú Mỹ.Sau khi thành lập, TP.Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã. Gồm 7 phường: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước, Tân Hải, Tân Hòa và Hắc Dịch; 3 xã: Sông Xoài, Tóc Tiên, Châu Pha. Thành lập TAND, Viện KSND TP.Phú Mỹ trên cơ sở kế thừa TAND, Viện KSND TX.Phú Mỹ.Như vậy, sau khi thành lập TP.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đến 3 thành phố, trước đó là TP.Vũng Tàu và TP.Bà Rịa. TP.Phú Mỹ đi vào hoạt động từ ngày 1.3.Ahyeon (BabyMonster) sẽ trở thành 'Jennie thứ hai'?
Chiều nay 4.3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức buổi họp báo để thông tin về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025) và 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.Thông tin tại buổi họp báo, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam sẽ được tổ chức tại Quảng trường 24/3, vào lúc 20 giờ ngày 24.3.Lễ kỷ niệm là dịp ôn lại truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, giới thiệu những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Nam đạt được sau 50 năm giải phóng; cổ vũ, tạo động lực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 23 (nhiệm kỳ 2025 – 2030), phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực cống hiến, khát vọng vươn lên, quyết tâm xây dựng tỉnh Quảng Nam ngày càng phát triển.Điểm nhấn tại lễ kỷ niệm là chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa tầm cao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam."Chương trình bắn pháo hoa sẽ kéo dài khoảng 15 phút cả tầm cao lẫn tầm thấp, kinh phí từ nguồn xã hội hoá. Ngoài ra, nhân dịp lễ kỷ niệm, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất hỗ trợ mỗi thôn, khối phố 15 triệu đồng với tổng kinh phí khoảng 19 tỉ đồng", ông Hồng nói.Từ ngày 21-25.3, tỉnh Quảng Nam cũng tổ chức triển lãm, trưng bày về các thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh sau 50 năm giải phóng; giới thiệu sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP; giới thiệu thành tựu của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam. Tại lễ khai mạc triển lãm sẽ lồng ghép một số hoạt động như khen thưởng và trao giải cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam... Ngoài ra, trong tháng 3 sẽ tổ chức khởi công, khánh thành 5 công trình trọng điểm của tỉnh.Đáng chú ý, vào ngày 8.3, tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, UBND tỉnh Quảng Nam cũng sẽ tổ chức hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 với chủ đề "Cung đường di sản Hội An – Mỹ Sơn – Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa". Đây là hoạt động đặc biệt để tỉnh tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào cung đường này, đồng thời quảng bá sản phẩm, thu hút khách du lịchNgoài các hoạt động chính nêu trên, trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam còn có một số hoạt động hưởng ứng khác như: triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong cán bộ, đảng viên và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam; trao giải báo chí chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam…Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, mong muốn thông qua sự kiện này sẽ lan tỏa được lịch sử, nhiệm vụ chính trị của tỉnh; quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam; lan tỏa được ý chí, khát vọng của người dân Quảng Nam đến với đông đảo nhân dân cả nước, cùng đồng hành, chia sẻ, tham gia góp ý với tỉnh để cùng bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc."Việc hỗ trợ 15 triệu đồng cho mỗi khu dân cư, khối phố để tổ chức các hoạt động dịp lễ kỷ niệm chắc chắn là không đủ, nhưng đây sẽ là 'chất xúc tác' để khơi dậy niềm tự hào, động viên cả hệ thống chính trị, đặc biệt người dân, cùng hưởng ứng ngày vui chiến thắng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thống nhất toàn Đảng, toàn dân", Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình nhấn mạnh.
Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.
Tổng giám đốc Lilama Lê Văn Tuấn kiêm Phó chủ tịch VAMI, đề nghị Nhà nước cần có cơ chế riêng, rõ ràng đối với các sản phẩm cơ khí sản xuất được trong nước. Theo đó, cần ban hành quy định tất cả các hàng hóa, thiết bị vật tư trong nước đã sản xuất được thì không cho phép nhập khẩu. Công tác này phải được bổ sung, quản lý, giám sát chặt chẽ ngay từ giai đoạn lập, quy hoạch và phê duyệt dự án đầu tư cũng như bổ sung trong luật Đầu tư, luật Đấu thầu…
Gojek sẵn sàng 'bùng nổ' với dịch vụ gọi xe ô tô
Bất lực nhìn nước lũ đổ về trắng đồng Bình Kiến 2, nhấn chìm 90 sào (4,5 ha) lúa đang làm đòng của mình, mặt ông Trương Thế Phong (47 tuổi, ở xã Bình Kiến) đầy vẻ thẫn thờ. Vậy là đợt mưa lũ bất thường từ ngày 22 - 24.2 khiến gia đình ông Phong thiệt hại hơn 100 triệu đồng."Nước không rút được, mất hết rồi. Cả nhà tôi sống nhờ cây lúa mà như thế này thì không biết lấy gì xoay xở. Tôi làm ruộng mấy chục năm nay chưa bao giờ thấy cảnh mưa lụt vào cuối tháng giêng như năm nay", ông Phong ngậm ngùi.Theo ông Phong, lúa của ông đã gieo trồng hơn 50 ngày, đang trong giai đoạn làm đòng. Chi phí đầu tư từ đầu vụ đến nay khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Với 90 sào ruộng, ông Phong đã đầu tư khoảng 108 triệu đồng. Hiện ông Phong phải chấp nhận mất trắng vì nước lũ đổ về không thoát được, cây lúa ngâm nước lũ nhiều ngày bị úng gãy, không thể cứu vãn.Cùng cảnh ngộ với ông Phong, suốt 3 ngày qua, sáng nào ông Phạm Văn Lộc (67 tuổi, ở xã Bình Kiến) cũng ra đồng theo dõi mực nước nhưng đành bất lực nhìn 8 sào ruộng chết dần."Tôi làm ruộng mấy chục năm rồi mà đến giờ mới thấy cảnh lụt giữa mùa xuân. Nhà tôi cũng chỉ trông cậy vào 8 sào ruộng này, trời làm thế này thì khổ cho chúng tôi quá. Chỉ mong các cấp, các ngành hỗ trợ giúp chúng tôi có vốn đầu tư lại vụ mùa sau", ông Lộc tâm sự.Theo ông Phạm Minh Tiến, Giám đốc HTX dịch vụ nông tổng hợp Bình Kiến 2, cánh đồng Bình Kiến 2 nằm ở vùng trũng sâu, bao bọc bởi núi, là điểm cuối của hệ thống kênh. Nước sông lên cao, từ các vùng khác đổ về thì cánh đồng này nhận hết."Đợt mưa lũ bất thường đổ về cánh đồng Bình Kiến 2 này, chúng tôi không có giải pháp nào khai thông luồng nước để giải cứu lúa. Sau 3 ngày bị ngập lụt, đến thời điểm hiện tại mực nước tại đồng vẫn còn khoảng từ 1 - 1,5 m. Lúa đang giai đoạn làm đòng bị ngập nước từ 3 - 5 ngày sẽ mất trắng. Chúng tôi rất mong nhận chính quyền địa phương, các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt này", ông Tiến nói. Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 22.2 đến ngày 24.2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông dâng cao khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.Trong đó, lúa vụ đông xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa. Hoa màu và cây hằng năm khác như sắn, bắp bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.